WHO hướng dẫn về lượng Kali tiêu thụ ở người lớn và trẻ em
HƯỚNG DẪN CỦA WHO VỀ LƯỢNG KALI TIÊU THỤ Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM.
TỔNG QUAN
Các bệnh không lây (NCDs) là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật trên toàn cầu (1,2) vì thế những can thiệp nhằm làm giảm gánh nặng của những bệnh này là rất quan trọng. Lượng Kali nhập thấp có liên quan đến một số bệnh không lây bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi thận và mật độ xương thấp. Ngược lại, việc tăng lượng Kali nhập có thể giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch đồng thời có lợi đối với mật độ xương, bên cạnh đó cũng làm giảm hậu quả tiêu cực của việc tiêu thụ nhiều Natri (3-5).
Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có khuyến cáo nào về lượng Kali sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, càng ngày gánh nặng bệnh tật của các bệnh không lây càng cao, điều này thúc đẩy các nhà quản lý y tế cần phải tìm ra các phương pháp can thiệp nhằm làm giảm các gánh nặng này sao cho vừa khả thi, vừa có hiệu quả về chi phí do đó người ta dần quan tâm hơn đến lượng Kali tiêu thụ và các tác động của nó đến sức khoẻ con người. Vì thế các Quốc gia Thành viên và Ủy ban Tiêu chuẩn Dinh dưỡng và Thực phẩm về chế độ ăn đặc biệt đã đề nghị WHO xây dựng hướng dẫn về lượng Kali tiêu thụ cần thiết cho người lớn và trẻ em nhằm cung cấp thông tin về sự phát triển của các chương trình và chính sách về dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng hướng tới việc giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây.
MỤC TIÊU
Mục tiêu của hướng dẫn này là đưa ra các khuyến nghị về lượng tiêu thụ Kali để giảm các bệnh không lây ở người lớn và trẻ em. Các khuyến nghị được đưa ra ở đây có thể được sử dụng bởi các chương trình và chính sách đang được phát triển để đánh giá mức tiêu thụ Kali hiện tại liên quan đến tiêu chuẩn (benchmark). Bên cạnh đó, các khuyến nghị cũng có thể được sử dụng để phát triển các biện pháp nhằm làm tăng lượng Kali được sử dụng thông qua các can thiệp về sức khỏe cộng đồng như dán nhãn trên thực phẩm và sản phẩm, thông tin cho người tiêu dùng và thiết lập các hướng dẫn về chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm.
PHƯƠNG PHÁP
WHO đã đưa ra hướng dẫn dựa trên các bằng chứng hiện có, việc này được thực hiện dựa trên quy trình được nêu ra trong Sổ tay của WHO về việc xây dựng các hướng dẫn (6). Các bước trong quy trình này bao gồm:
✔ Xác định các câu hỏi ưu tiên và các kết quả
✔ Thu thập các bằng chứng
✔ Đánh giá và tổng hợp bằng chứng
✔ Xây dựng các khuyến nghị
✔ Xác định các khoảng trống trong nghiên cứu
✔ Lập kế hoạch để phổ biến, thực hiện, đánh giá tác động và cập nhật hướng dẫn.
Phân loại các Khuyến nghị dựa trên Đánh giá, Phát triển và Ước lượng (GRADE) (7) đã được sử dụng để chuẩn bị các bằng chứng liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn trước đó dựa trên các cập nhật đánh giá hệ thống về các tài liệu khoa học. Một nhóm chuyên gia quốc tế đa ngành đã tham gia vào 3 cuộc họp chuyên môn. Lần đầu tiên được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 14 đến ngày18 tháng 3 năm 2011, lần thứ hai tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2011 và lần thứ ba tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 3 năm 2012. Tại các cuộc họp này, nhóm chuyên gia đã cùng xem xét và thảo luận về các bằng chứng, soạn thảo các khuyến nghị và đạt được nhất trí về sức mạnh của mỗi khuyến nghị. Trong việc xác định sức mạnh của các khuyến nghị, họ đã xem xét các tác động mong muốn và không mong muốn mà khuyến nghị mang lại, chất lượng của các bằng chứng hiện có, giá trị và sự ưu tiên hơn của các khuyến nghị ở các môi trường y tế khác nhau cũng như sự liên quan về chi phí của các lựa chọn này đối với các cơ sở y tế cộng đồng và các nhà quản lý ở các môi trường y tế khác nhau. Tất cả các thành viên tham gia trong hướng dẫn này đều đã hoàn thành bản biểu quyết về các chọn lựa của họ trước mỗi cuộc họp. Một chuyên gia ngoài những người này và ban liên quan đã tham gia trong suốt quá trình này.
BẰNG CHỨNG
Tăng lượng Kali nhập làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở người lớn. Khoảng giới hạn sử dụng Kali cao nên việc tiêu thụ Kali nhiều trong mức cho phép sẽ có lợi cho huyết áp. Mặc dù tăng lượng Kali tiêu thụ đạt đến các mức độ khác cũng làm giảm huyết áp nhưng mức giảm huyết áp lớn nhất được ghi nhận khi lượng Kali tiêu thụ 1 ngày tăng lên đến 90–120 mmol. Tăng lượng Kali nhập không có tác dụng phụ nào đáng kể đến lipid máu, mức catecholamine hoặc chức năng thận ở người lớn. Ở trẻ em, tăng lượng Kali nhập vào làm giảm huyết áp tâm thu nhưng chỉ giảm ít và không đáng kể. Việc tăng sử dụng Kali có liên quan đến giảm nguy cơ đột quỵ. Không có mối liên quan đáng kể nào giữa lượng Kali tiêu thụ và bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch vành. Tuy nhiên có mối liên quan mạnh giữa huyết áp và bệnh tim mạch, giữa huyết áp và bệnh mạch vành từ đó cung cấp bằng chứng gián tiếp rằng tăng lượng Kali nhập có thể cải thiện những kết cục này thông qua tác dụng có lợi trên huyết áp. Dựa trên toàn bộ bằng chứng, WHO đã đưa ra những khuyến nghị về lượng Kali tiêu thụ ở người lớn và trẻ em.
CÁC KHUYẾN NGHỊ
WHO khuyến nghị tăng lượng Kali tiêu thụ từ thực phẩm để giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch vành ở người lớn (khuyến nghị mạnh 1). WHO đề xuất lượng Kali nhập vào ít nhất là 90 mmol/ngày (3510 mg /ngày) ở người lớn (khuyến nghị có điều kiện2)
WHO khuyến nghị tăng lượng Kali tiêu thụ từ thực phẩm để kiểm soát huyết áp ở trẻ em (khuyến nghị có điều kiện). Lượng Kali được khuyến nghị ít nhất 90 mmol /ngày ở người lớn thì nên được điều chỉnh giảm xuống cho trẻ em, do nhu cầu năng lượng của trẻ em khác so với người lớn.
Những khuyến nghị này bổ sung cho hướng dẫn của WHO về lượng tiêu thụ Natri. Những khuyến nghị này nên được sử dụng cùng với nhau và đồng thời cùng với các hướng dẫn và khuyến nghị về chất dinh dưỡng khác để góp phần xây dựng các chương trình và chính sách về dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng.Việc nêu rõ tỷ lệ tối ưu giữa lượng Natri và Kali tiêu thụ thì nằm ngoài phạm vi của hướng dẫn này. Tuy nhiên, nếu một cá nhân tiêu thụ Natri ở mức được khuyến nghị trong hướng dẫn của WHO về lượng Natri nhập và lượng Kali tiêu thụ cũng ở mức được khuyến nghị theo hướng dẫn hiện nay thì tỷ lệ tiêu thụ Natri/Kali sẽ xấp xỉ 1/1, tỉ lệ này thì được coi là có lợi cho sức khỏe (8). Tuy nhiên, hầu hết dân số trên thế giới tiêu thụ ít hơn mức khuyến nghị này của Kali (9,10) và vì thế tỷ lệ tiêu thụ Natri/Kali sẽ lớn hơn hoặc bằng 2/1 (11). Việc thực hiện thành công các khuyến nghị sẽ có tác động quan trọng đến sức khỏe cộng đồng thông qua việc giảm bệnh tật và tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người đồng thời giảm đáng kể chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe (2,12,13).
1 Khuyến nghị mạnh là khuyến nghị mà nhóm phát triển hướng dẫn tự tin rằng các tác dụng mong muốn của việc tuân thủ nhiều hẳn hơn những tác dụng không mong muốn.
2 Khuyến nghị có điều kiện là khuyến nghị mà nhóm phát triển hướng dẫn kết luận rằng tác dụng mong của việc tuân thủ thì có thể lớn hơn tác dụng không mong muốn.Tài liệu tham khảo:
1. WHO. Preventing chronic disease: a vital investment. Geneva, World Health Organization (WHO), 2005
(http://www.who.int/chp/chronic_disease_report/contents/en/index.html).
2. WHO. Global health risks: Mortality and burden of disease attributable to selected major risks. Geneva, World Health Organization (WHO), 2009 (http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/GlobalHealthRisks_report_full.pdf).
3. Dietary Guidelines Advisory Committee. The report of the Dietary Guidelines Advisory Committee on Dietary Guidelines for Americans. Washington, D.C., Department of Health and Human Services and Department of
Agriculture, 2005 (http://www.health.gov/dietaryguidelines/dga2005/report/default.htm).
4. Whelton PK, He J, Cutler JA et al. Effects of oral potassium on blood pressure. Meta-analysis of randomized controlled clinical trials. Journal of the American Medical Association, 1997, 277(20):1624–1632
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9168293).
5. WHO. Prevention of recurrent heart attacks and strokes in low and middle income populations: Evidence-based recommendations for policy makers and health professionals. Geneva, World Health Organization (WHO), 2003 (http://www.who.int/cardiovascular_diseases/resources/pub0402/en/).
6. WHO’s Guidelines Review Committee. WHO Handbook for guideline development. Geneva, World Health Organization (WHO), 2012 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/75146/1/9789241548441_eng.pdf).
7. Guyatt GH, Oxman AD, Vist GE et al. GRADE: an emerging consensus on rating quality of evidence and strength of recommendations. BMJ, 2008, 336(7650):924–926
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18436948).
8. WHO. Diet, nutrition and the prevention of chronic disease. Report of a Joint WHO/FAO Expert Consultation. Geneva, World Health Organization (WHO), 2003 (http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_916.pdf ).
9. van Mierlo LA, Greyling A, Zock PL et al. Suboptimal potassium intake and potential
impact on population blood pressure. Arch Intern Med, 2010, 170(16):1501–1502
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20837839).
10. Stamler J, Elliott P, Dennis B et al. INTERMAP: background, aims, design, methods, and descriptive statistics (nondietary). Journal of Human Hypertension, 2003, 17(9):591–608
(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/13679950).
11. Elliott P. Sodium intakes around the world. Background document prepared for the Forum and Technical meeting on Reducing Salt Intake in Populations (Paris 5–7 October 2006). Geneva, World Health Organization, 2007.
12. Mackay J, Mensah G. The Atlas of Heart Disease and Stroke. Geneva, World Health Organization (WHO), 2004
(http://www.who.int/cardiovascular_diseases/resources/atlas/en/).
13. Murray CJ, Lauer JA, Hutubessy RC et al. Effectiveness and costs of interventions to lower systolic blood pressure and cholesterol: a global and regional analysis on reduction of cardiovascular-disease risk. Lancet, 2003, 361(9359):717–725 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12620735).