Vitamin A – Phần 2: Các bệnh lý thiếu hụt Vitamin A & thực phẩm bổ sung
Vitamin A - Phần 2: Các bệnh lý thiếu hụt vitamin A và bổ sung vitamin A
Thực phẩm nào có thể bổ sung vitamin A?
Vitamin A trong tự nhiên hiện diện ở nhiều loại thực phẩm khác nhau, ngoài ra còn được bổ sung vào một số loại thực phẩm như sữa và ngũ cốc. Bạn có thể bổ sung đầy đủ vitamin A với chế độ ăn kết hợp các loại thực phẩm sau đây:
- Gan bò và các loại nội tạng khác (tuy nhiên những thực phẩm này cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy bạn nên tiêu thụ hạn chế loại thực phẩm này).
- Một số loài cá, ví dụ cá hồi.
- Rau lá xanh và các loại rau củ quả có màu xanh, cam và vàng. Ví dụ bông cải xanh, cà rốt và bí đao.
- Các loại trái cây như dưa lưới, mơ và xoài.
- Các sản phẩm từ sữa, một trong những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.
- Các loại ngũ cốc ăn sáng được chế biến sẵn.
Sự thiếu hụt vitamin A
Tại một số nước đang phát triển, tình trạng thiếu hụt vitamin A thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi sơ sinh, đặc biệt khi những trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ sữa mẹ [14]. Tiêu chảy mạn tính cũng có thể làm hao hụt lượng lớn vitamin A ở trẻ em, đồng thời thiếu hụt vitamin A cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy [5,15]. Triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là khô mắt (xerophthalmia). Một trong những dấu hiệu đầu tiên của khô mắt là mất thị lực vào ban đêm hoặc mất khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc tối [2,16]. Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa nhưng có thể phòng ngừa được ở trẻ em [14]. Những bệnh nhân thiếu vitamin A (và thường bị khô mắt với dấu hiệu đặc trưng là điểm Bitot) cũng thường kèm theo thiếu sắt huyết thanh dẫn đến tình trạng thiếu máu [3,14]. Thiếu vitamin A còn làm tăng độ nặng và nguy cơ tử vong do nhiễm trùng (đặc biệt là tiêu chảy và sởi) ngay cả trước khi xuất hiện triệu chứng khô mắt [5,14,16].
Nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin A
Những nhóm đối tượng sau đây nằm trong nhóm nguy cơ thiếu hụt vitamin A cao nhất:
Trẻ sơ sinh thiếu tháng
Trẻ sơ sinh thiếu tháng không có đủ lượng vitamin A dự trữ trong gan khi sinh ra và nồng độ retinol huyết tương luôn ở mức thấp hơn ngưỡng bình thường trong suốt một năm đầu đời [17,18]. Trẻ sơ sinh thiếu tháng khi thiếu vitamin A sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bệnh phổi mạn tính và các bệnh về tiêu hóa [17].
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những nước đang phát triển
Tỷ lệ hiện mắc của tình trạng thiếu vitamin A ở các nước đang phát triển bắt đầu tăng ở nhóm trẻ em nhỏ ngay sau khi ngưng bú sữa mẹ [3]. Triệu chứng phổ biến nhất và dễ nhận biết khi thiếu vitamin A ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng khô mắt.
Phụ nữ có thai và cho con bú ở những nước đang phát triển
Phụ nữ mang thai cần lượng vitamin A nhiều hơn để phôi thai tăng trưởng, duy trì các mô cơ quan phục vụ cho việc mang thai và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể [20]. Một hậu quả khác của tình trạng thiếu hụt vitamin A ở phụ nữ có thai và cho con bú là gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ thiếu máu và làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.
Vitamin A và sức khỏe
Phần này tập trung vào ba dạng bệnh lý và rối loạn mà trong đó vitamin A có thể đóng vai trò quan trọng: ung thư, thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD) và sởi.
Ung thư
Do vitamin A đóng vai trò trong việc điều hòa sự phát triển và biệt hóa của tế bào, một số nghiên cứu đã khảo sát mối liên hệ giữa vitamin A và một số loại ung thư khác nhau. Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa beta-carotene có vẻ như ít có nguy cơ mắc một số loại ung thư, ví dụ ung thư phổi hay ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nồng độ vitamin A huyết thanh hoặc lượng vitamin A bổ sung với nguy cơ ung thư vẫn chưa được làm rõ.
Thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD)
Thoái hóa điểm vàng do lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực ở người cao tuổi. Nguyên nhân của AMD hiện nay vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, những hậu quả của việc tích lũy các stress oxy hóa có thể đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh. Nếu vậy, các thực phẩm bổ sung chứa carotenoid có khả năng chống oxy hóa, chẳng hạn beta-carotene, lutein và zeaxanthin, có thể hữu ích trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lý này. Đặc biệt lutein và zeaxanthin tích tụ trong võng mạc, nơi bị tổn thương do AMD.
Những bệnh nhân đang bị hoặc đang tiến triển AMD nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng một trong các công thức bổ sung được sử dụng trong nghiên cứu AREDS.
Sởi
Sởi là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em tại những nước đang phát triển. Khoảng một nửa số tử vong do sởi xảy ra ở châu Phi. Tuy nhiên, bệnh lý này không chỉ giới hạn ở những nước có thu nhập thấp. Thiếu hụt vitamin A được xem là một yếu tố nguy cơ làm bệnh sởi nặng thêm. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo liều cao vitamin A đường uống (60.000 mcg RAE [200.000 IU]) cho 2 ngày ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên mắc sởi trong vùng dịch tễ có tỷ lệ thiếu vitamin A cao [34].
Cơ thể cần vitamin A để duy trì cấu trúc giác mạc và các biểu mô bề mặt khác, do đó tình trạng giảm nồng độ vitamin A huyết thanh do sởi gây ra, đặc biệt ở những người suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến mù lòa.
Nguy cơ sức khỏe do dư thừa vitamin A
Do vitamin A là một hợp chất tan trong dầu, cơ thể dự trữ lượng vitamin A dư thừa này tích tụ chủ yếu ở gan. Mặc dù vitamin A được chuyển hóa khi dư thừa có thể có độc tính (còn được gọi là tình trạng ngộ độc vitamin A), lượng lớn beta-carotene và các tiền tố vitamin A carotenoid khác hầu như không có tác dụng phụ đáng kể [38]. Biểu hiện của tình trạng ngộ độc vitamin A phụ thuộc vào lượng vitamin A dư thừa và thời gian tích tụ. Triệu chứng của ngộ độc vitamin A cấp tính có thể xảy ra khi bổ sung đột ngột một lượng lớn vitamin A, tương tự tình trạng của những nhà thám hiểm Bắc cực sau khi ăn gan của gấu Bắc cực. Dư thừa vitamin A mạn tính có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ (pseudotumor cerebri), chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, kích ứng da, đau khớp và xương, hôn mê và thậm chí tử vong.
References1. Johnson EJ, Russell RM. Beta-Carotene. In: Coates PM, Betz JM, Blackman
MR, et al., eds. Encyclopedia of Dietary Supplements. 2nd ed. London and
New York: Informa Healthcare; 2010:115-20.
2. Ross CA. Vitamin A. In: Coates PM, Betz JM, Blackman MR, et al., eds.
Encyclopedia of Dietary Supplements. 2nd ed. London and New York: Informa
Healthcare; 2010:778-91.
3. Ross A. Vitamin A and Carotenoids. In: Shils M, Shike M, Ross A, Caballero B,
Cousins R, eds. Modern Nutrition in Health and Disease. 10th ed. Baltimore,
MD: Lippincott Williams & Wilkins; 2006:351-75.
4. Solomons NW. Vitamin A. In: Bowman B, Russell R, eds. Present Knowledge
in Nutrition. 9th ed. Washington, DC: International Life Sciences Institute;
2006:157-83.
5. Institute of Medicine. Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes for
Vitamin A, Vitamin K, Arsenic, Boron, Chromium, Copper, Iodine, Iron,
Manganese, Molybdenum, Nickel, Silicon, Vanadium, and Zinc
(http://www.nap.edu/openbook.php?isbn=0309072794). Washington, DC: National
Academy Press; 2001.
6. Tanumihardjo SA. Vitamin A: biomarkers of nutrition for development. Am J
Clin Nutr 2011;94:658S-65S. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21715511?dopt=Abstract)]
7. U.S. Food and Drug Administration. Converting Units of Measure for Folate,
Niacin, and Vitamins A, D, and E on the Nutrition and Supplement Facts
/
Labels: Guidance for Industry. (https://www.fda.gov/media/129863/download)
August 2019.
8. U.S. Food and Drug Administration. Food Labeling: Revision of the Nutrition
and Supplement Facts Labels.
(https://www.federalregister.gov/documents/2016/05/27/2016-11867/food-labelingrevision-of-the-nutrition-and-supplement-facts-labels) 2016.
9. U.S. Food and Drug Administration. Food Labeling: Revision of the Nutrition
and Supplement Facts Labels and Serving Sizes of Foods That Can
Reasonably Be Consumed at One Eating Occasion; Dual-Column Labeling;
Updating, Modifying, and Establishing Certain Reference Amounts Customarily
Consumed; Serving Size for Breath Mints; and Technical Amendments;
Proposed Extension of Compliance Dates
(https://www.federalregister.gov/documents/2017/10/02/2017-21019/food-labelingrevision-of-the-nutrition-and-supplement-facts-labels-and-serving-sizes-of-foods-that).
2017.
10. U.S. Food and Drug Administration. Guidance for Industry: A Food Labeling
Guide (https://www.fda.gov/regulatory-information/search-fda-guidancedocuments/guidance-industry-food-labeling-guide)(14. Appendix F: Calculate the
Percent Daily Value for the Appropriate Nutrients). 2013.
11. U.S. Department of Agriculture, Agricultural Research Service. FoodData
Central (https://fdc.nal.usda.gov/), 2019.
12. Bailey RL, Gahche JJ, Lentino CV, Dwyer JT, Engel JS, Thomas PR, et al.
Dietary supplement use in the United States, 2003-2006. J Nutr 2011;141:261-
6. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21178089?
dopt=Abstract)]
13. U.S. Department of Agriculture, Agricultural Research Service. What We Eat in
America, 2007-2008 (http://www.ars.usda.gov/Services/docs.htm?docid=18349).
14. World Health Organization. Global Prevalence of Vitamin A Deficiency in
Populations at Risk 1995–2005: WHO Global Database on Vitamin A
Deficiency (http://whqlibdoc.who.int/publications/2009/9789241598019_eng.pdf).
Geneva: World Health Organization; 2009.
15. Mayo-Wilson E, Imdad A, Herzer K, Yakoob MY, Bhutta ZA. Vitamin A
supplements for preventing mortality, illness, and blindness in children aged
under 5: systematic review and meta-analysis. BMJ 2011;343:d5094. [PubMed
abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21868478?dopt=Abstract)]
/
16. Sommer A. Vitamin A deficiency and clinical disease: An historical overview. J
Nutr 2008;138:1835-9. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18806089?dopt=Abstract)]
17. Mactier H, Weaver LT. Vitamin A and preterm infants: what we know, what we
don’t know, and what we need to know. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed
2005;90:F103-8. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15724031?dopt=Abstract)]
18. Darlow BA, Graham PJ. Vitamin A supplementation to prevent mortality and
short and long-term morbidity in very low birthweight infants. Cochrane
Database Syst Rev 2007:CD000501. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17943744?dopt=Abstract)]
19. Oliveira-Menegozzo JM, Bergamaschi DP, Middleton P, East CE. Vitamin A
supplementation for postpartum women. Cochrane Database Syst Rev
2010:CD005944. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20927743?dopt=Abstract)]
20. van den Broek N, Dou L, Othman M, Neilson JP, Gates S, Gulmezoglu AM.
Vitamin A supplementation during pregnancy for maternal and newborn
outcomes. Cochrane Database Syst Rev 2010:CD008666. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21069707?dopt=Abstract)]
21. Graham-Maar RC, Schall JI, Stettler N, Zemel BS, Stallings VA. Elevated
vitamin A intake and serum retinol in preadolescent children with cystic fibrosis.
Am J Clin Nutr 2006;84:174-82. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16825693?dopt=Abstract)]
22. O’Neil C, Shevill E, Chang AB. Vitamin A supplementation for cystic fibrosis.
Cochrane Database Syst Rev 2010:CD006751.pub2. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18254115?dopt=Abstract)]
23. Borowitz D, Baker RD, Stallings V. Consensus report on nutrition for pediatric
patients with cystic fibrosis. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2002;35:246-59.
24. Michel SH, Maqbool A, Hanna MD, Mascarenhas M. Nutrition management of
pediatric patients who have cystic fibrosis. Pediatr Clin North Am
2009;56:1123-41. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12352509?dopt=Abstract)]
25. Institute of Medicine. Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes for
Vitamin C, Vitamin E, Selenium, and Carotenoids
(http://www.nap.edu/catalog.php?record_id=9810). Washington, DC: National
Academy Press; 2000.
/
26. Omenn GS, Goodman GE, Thornquist MD, Balmes J, Cullen MR, Glass A, et
al. Effects of a combination of beta carotene and vitamin A on lung cancer and
cardiovascular disease. N Engl J Med 1996;334:1150-5. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8602180?dopt=Abstract)]
27. The Alpha-Tocopherol, Beta-Carotene Cancer Prevention Study Group. The
effect of vitamin E and beta carotene on the incidence of lung cancer and other
cancers in male smokers. N Engl J Med 1994;330:1029-35. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8127329?dopt=Abstract)]
28. Hennekens CH, Buring JE, Manson JE, Stampfer M, Rosner B, Cook NR, et al.
Lack of effect of long-term supplementation with beta carotene on the
incidence of malignant neoplasms and cardiovascular disease. The New
England journal of medicine 1996;334:1145-9. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8602179?dopt=Abstract)]
29. Neuhouser ML, Barnett MJ, Kristal AR, Ambrosone CB, King IB, Thornquist M,
et al. Dietary supplement use and prostate cancer risk in the Carotene and
Retinol Efficacy Trial. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2009;18:2202-6.
[PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19661078?dopt=Abstract)]
30. Watters JL, Gail MH, Weinstein SJ, Virtamo J, Albanes D. Associations
between alpha-tocopherol, beta-carotene, and retinol and prostate cancer
survival. Cancer Res 2009;69:3833-41. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19383902?dopt=Abstract)]
31. Mondul AM, Watters JL, Mannisto S, Weinstein SJ, Snyder K, Virtamo J, et al.
Serum retinol and risk of prostate cancer. Am J Epidemiol 2011;173:813-21.
[PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21389041?dopt=Abstract)]
32. Age-Related Eye Disease Study Research Group. A randomized, placebocontrolled, clinical trial of high-dose supplementation with vitamins C and E,
beta carotene, and zinc for age-related macular degeneration and vision loss:
AREDS report no. 8. Arch Ophthalmol 2001;119:1417-36. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11594942?dopt=Abstract)]
33. The Age-Related Eye Disease Study 2 (AREDS2) Research Group. Lutein +
zeaxanthin and omega-3 fatty acids for age-related macular degeneration: the
Age-Related Eye Disease Study 2 (AREDS2) randomized clinical trial. JAMA
2013;309:2005-15. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23644932?dopt=Abstract)]
34. Yang HM, Mao M, Wan C. Vitamin A for treating measles in children
(http://summaries.cochrane.org/CD001479/vitamin-a-for-measles-in-children).
/
Cochrane Database Syst Rev 2011;2005.
35. Sudfeld CR, Navar AM, Halsey NA. Effectiveness of measles vaccination and
vitamin A treatment. Int J Epidemiol 2010;39 Suppl 1:i48-55. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20348126?dopt=Abstract)]
36. Bello S, Meremikwu MM, Ejemot-Nwadiaro RI, Oduwole O. Routine vitamin A
supplementation for the prevention of blindness due to measles infection in
children. Cochrane Database Syst Rev 2011:CD007719. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21491401?dopt=Abstract)]
37. Foster A, Sommer A. Corneal ulceration, measles, and childhood blindness in
Tanzania. Br J Ophthalmol 1987;71:331-43. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3580349?dopt=Abstract)]
38. Grune T, Lietz G, Palou A, Ross AC, Stahl W, Tang G, et al. Beta-carotene is
an important vitamin A source for humans. The Journal of Nutrition
2010;140:2268S-85S. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20980645?dopt=Abstract)]
39. Rodahl K, Moore T. The vitamin A content and toxicity of bear and seal liver.
Biochem J 1943;37:166-8. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16747610?dopt=Abstract)]
40. Ribaya-Mercado JD, Blumberg JB. Vitamin A: is it a risk factor for osteoporosis
and bone fracture? Nutr Rev 2007;65:425-38. [PubMed abstract
(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17972437?dopt=Abstract)]
41. Goodman GE, Thornquist MD, Balmes J, Cullen MR, Meyskens FL, Omenn
GS, et al. The beta-carotene and retinol efficacy trial: incidence of lung cancer
and cardiovascular disease mortality during 6-year follow-up after stopping β-
carotene and retinol supplements. J Natl Cancer Inst 2004;96:1743-50.
[PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15572756?dopt=Abstract)]
42. Natural Medicines Comprehensive Database (http://www.NaturalDatabase.com).
Vitamin A. 2011.
43. Genentech USA, Inc. Xenical Package Insert
(http://www.gene.com/gene/products/information/xenical/pdf/pi.pdf). 2010.
44. GlaxoSmithKline. Alli: Potential for Misuse and Drug Interactions. 2011