Vitamin D – Phần 2: Tác dụng và nguồn cung cấp vitamin D
Một số tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe
Một số nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu mối liên hệ giữa vitamin D với một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh tự miễn như đa xơ cứng.
Nguồn cung cấp vitamin D
Thực phẩm
Rất ít thực phẩm trong tự nhiên chứa vitamin D.
- Các loại cá có nhiều chất béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu và dầu gan cá là một trong những nguồn vitamin D tốt nhất [1,11].
- Gan bò, phô mai và lòng đỏ trứng chứa một lượng nhỏ vitamin D, chủ yếu ở dạng vitamin D3 và chất chuyển hóa 25(OH)D3 [12].
- Một số loại nấm cũng chứa vitamin D2 với hàm lượng khác nhau [13, 14]. Hàm lượng vitamin D2 trong nấm sẽ được tăng cường khi tiếp xúc với tia cực tím trong điều kiện được kiểm soát.
- Hầu hết nguồn cung cấp sữa đều được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi quart (¼gallon – đơn vị đo thể tích). Nhiều loại thay thế có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân và sữa yến mạch cũng được bổ sung như thế. Tuy nhiên, thực phẩm làm từ sữa như phô mai và kem thường không được bổ sung.
- Vitamin D được thêm vào nhiều loại ngũ cốc ăn sáng và một số loại nước cam, sữa chua, bơ thực vật (margarine) và nước giải khát từ đậu nành. Kiểm tra thông tin trên nhãn sản phẩm để biết thực phẩm có bổ sung vitamin D hay không.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Đối với hầu hết mọi người, lượng vitamin D tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng đủ để đáp ứng phần nào nhu cầu vitamin D [1,2]. Bức xạ tia cực tím (UVB có bước sóng 290-320 nm, có thể xuyên qua vùng da không được che chắn và chuyển đổi chất 7-dehydrocholesterol ở da thành tiền tố vitamin D3, sau đó trở thành vitamin D3 [1]. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phơi nhiễm bức xạ tia cực tím và quá trình tổng hợp vitamin D gồm các mùa trong năm, thời gian trong ngày, độ dài của ngày, độ che phủ mây, khói bụi, hàm lượng melanin trên da và kem chống nắng. Điều đáng ngạc nhiên là vĩ độ địa lý không phải lúc nào cũng có thể giúp dự đoán mức 25(OH)D trung bình trong dân số ở từng khu vực.
Thực phẩm chức năng
Trong thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường, vitamin D tồn tại ở hai dạng là D2 (ergocalciferol) và D3 (cholecalciferol). Hai dạng này chỉ khác nhau về cấu trúc mạch nhánh và đều giúp tăng lượng vitamin D trong máu. Vitamin D2 được sản xuất bằng cách chiếu tia UV vào ergosterol trong nấm men, còn vitamin D3 được sản xuất bằng cách chiếu 7-dehydrocholesterol từ lanolin và chuyển đổi hóa học cholesterol [6]. Vitamin D2 và D3 có vai trò dinh dưỡng tương đương nhưng ở liều cao thì vitamin D2 có hiệu lực thấp hơn.
1. Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin D. Washington, DC: National Academy Press, 2010.
2. Cranney C, Horsely T, O’Donnell S, Weiler H, Ooi D, Atkinson S, et al. Effectiveness and safety of vitamin D. Evidence Report/Technology Assessment No. 158 prepared by the University of Ottawa Evidence-based Practice Center under Contract No. 290-02.0021. AHRQ Publication No. 07- E013. Rockville, MD: Agency for Healthcare Research and Quality, 2007. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18088161?dopt=Abstract)]
3. Holick MF. Vitamin D. In: Shils ME, Shike M, Ross AC, Caballero B, Cousins RJ, eds. Modern Nutrition in Health and Disease, 10th ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2006.
4. Norman AW, Henry HH. Vitamin D. In: Bowman BA, Russell RM, eds. Present Knowledge in Nutrition, 9th ed. Washington DC: ILSI Press, 2006.
5. Jones G. Pharmacokinetics of vitamin D toxicity. Am J Clin Nutr 2008;88:582S- 6S. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18689406? dopt=Abstract)]
6. Holick MF. Vitamin D deficiency. N Engl J Med 2007;357:266-81. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17634462?dopt=Abstract)]
7. Carter GD. 25-hydroxyvitamin D assays: the quest for accuracy. Clin Chem 2009;55:1300-02.
8. Hollis BW. Editorial: the determination of circulating 25-hydroxyvitamin D: no easy task. J. Clin Endocrinol Metab 2004;89:3149-3151.
9. Binkley N, Krueger D, Cowgill CS, Plum L, Lake E, Hansen KE, et al. Assay variation confounds the diagnosis of hypovitaminosis D: a call for standardization. J Clin Endocrinol Metab 2004;89:3152-57. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15240586?dopt=Abstract)]
10. National Institute of Standards and Technology. NIST releases vitamin D standard reference material (http://www.nist.gov/mml/csd/vitamind_071409.cfm), 2009.
11. U.S. Department of Agriculture, Agricultural Research Service. FoodData Central (https://fdc.nal.usda.gov/), 2019.
12. Ovesen L, Brot C, Jakobsen J. Food contents and biological activity of 25- hydroxyvitamin D: a vitamin D metabolite to be reckoned with? Ann Nutr Metab 2003;47:107-13. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12743460?dopt=Abstract)]
13. Mattila PH, Piironen VI, Uusi-Rauva EJ, Koivistoinen PE. Vitamin D contents in edible mushrooms. J Agric Food Chem 1994;42:2449-53.
14. Calvo MS, Whiting SJ, Barton CN. Vitamin D fortification in the United States and Canada: current status and data needs. Am J Clin Nutr 2004;80:1710S- 6S. [PubMed abstract (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15585792? dopt=Abstract)]