Thể trạng của mẹ khi sinh ảnh hưởng đến BMI từ 1 - 3 tuổi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5 phút đọc /
Thể trạng của mẹ khi sinh ảnh hưởng đến BMI từ 1 - 3 tuổi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏThể trạng của mẹ khi sinh ảnh hưởng đến BMI từ 1 - 3 tuổi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (news)

Bài báo gốc xem tại: https://www.nestlenutrition-institute.org/news/article/2018/03/24/mode-of-birth-may-affect-infant-bmi-at-age-1-and-3-years
 

Ngày 24 tháng 03 năm 2018

Trẻ sơ sinh có mẹ bị thừa cân hoặc béo phì trở nên dễ mắc thừa cân hoặc béo phì ở giai đoạn 1 – 3 tuổi hơn so với trẻ sơ sinh có mẹ ở mức cân nặng bình thường, và trẻ em chào đời bằng phương pháp sinh mổ – Caesarean section – khi người mẹ có chỉ số BMI cao sẽ dễ trở nên thừa cân/ béo phì – theo nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí Nhi khoa JAMA Pediatrics.
image

Tiến sĩ Anita L. Kozyrskyj, giáo sư khoa Nhi tại Đại học Alberta ở Canada, cùng các đồng nghiệp đã đánh giá dữ liệu từ nghiên cứu thuần tập về đoạn hệ khi sinh (birth cohort) của đơn vị Nghiên cứu Phát triển Theo chiều dọc ở Trẻ Nhũ nhi Canada Khỏe mạnh – Canadian Healthy Infant Longitudinal Development (CHILD) – tiến hành trên đối tượng gồm 935 bà mẹ (tuổi trung bình 32.5; số lượng thừa cân chiếm 50.9% với BMI khoảng 25 kg/m2) và các bé sơ sinh có năm sinh từ 2009 đến 2012 để xác định mối tương quan giữa phương pháp sinh nở với hệ tạp khuẩn ruột (gut microbiota) và liệu phương pháp này có phải là đường dây liên kết giữa người mẹ và tình trạng thừa cân ở trẻ không. Kết quả chính từ khảo sát này là nguy cơ thừa cân và béo phì (thể hiện bằng đơn vị bách phân vị - 97th BMI) ở đối tượng trẻ em từ 1 – 3 tuổi.

Tổng quát: 7.5% trẻ 1 tuổi thừa cân và béo phì; con số này ở trẻ em 3 tuổi là 10.4%.

Nguy cơ xảy ra ở các ca sinh mổ: đối với phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ cao hơn 1.5 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

So với trẻ nhũ nhi có mẹ ở mức cân nặng bình thường, trẻ nhũ nhi có mẹ thừa cân hoặc béo phì dễ trở nên thừa cân/ béo phì hơn, vào cả 2 thời điểm: 1 tuổi (aOR = 3.8; 95% CI, 1.88-7.66) và 3 tuổi (aOR = 3.79; 95% CI, 2.1-6.84). So với trẻ chào đời bằng phương pháp sinh tự nhiên, không sử dụng kháng sinh dự phòng trong quá trình sinh, trẻ chào đời bằng phương pháp sinh mổ C-section có nguy cơ cao gấp đôi mắc thừa cân hoặc béo phì vào lúc 1 tuổi và 3 tuổi.

Trường hợp sinh thường, không sử dụng kháng sinh dự phòng khi sinh, trẻ có mẹ bị thừa cân/ béo phì chịu rủi ro bị tăng vọt BMI vào lúc 1 tuổi (OR = 3.33; 95% CI, 1.49-7.41) và 3 tuổi (OR = 3.07; 95% CI, 1.58-5.96) cao gấp 3 lần trẻ được sinh ra bởi người mẹ có cân nặng bình thường. Nguy cơ mắc béo phì của trẻ chào đời bằng phương pháp sinh mổ chủ động có mẹ bị thừa cân/ béo phì có nguy cơ trở nên thừa cân, béo phì cao gấp 5 lần trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường, không sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng, với số liệu như sau: 1 tuổi (OR = 5.02; 95% CI, 2.04-12.38), 3 tuổi (OR = 5.55; 95% CI, 2.55-12.04).

Sự tương quan giữa vấn đề thừa cân của người mẹ trước khi mang thai và tình trạng thừa cân của trẻ tại thời điểm 1 và 3 tuổi được thiết lập bởi mối liên kết giữa phương pháp sinh và hệ tạp khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. So với bà mẹ có cân nặng bình thường, bà mẹ thừa cân có số giống/ chủng vi khuẩn thuộc họ Lachnospiraceae vô cùng nhiều; tuy nhiên, lượng vi khuẩn Lachnospiraceae (Lachnospiraceae abundance) cũng biến chuyển giữa các bé chào đời bằng phương pháp sinh thường và các bé chào đời bằng phương pháp C-section.

Trong ấn bản đính kèm, bác sĩ Giulia Paolella – thuộc đơn vị chăm sóc trung gian Nhi khoa –  Pediatric Intermediate Care Unit, Fondazione IRCCS Ca' Granda Ospedale Maggiore Policlinico, trường Đại học Milan, và bác sĩ Pietro Vajro khoa Sử dụng thuốc, Phẫu thuật và Nha khoa, trường Đại học Salerno, Ý, nhận định ưu điểm của nghiên cứu này là số lượng người tham gia rất đông.

Các tác giả công bố: “Họ đã phát hiện ra sự phong phú của chủng Firmicutes và gia tăng số lượng Lachnospiraceaewere cần thiết cho sự truyền tải giữa các thế hệ (intergenerational transmission) đối với tình trạng thừa cân và béo phì; cần có thêm những nghiên cứu trong tương lai để khẳng định lại kết quả trên và để hiểu sâu thêm về rất nhiều yếu tố tác động lẫn nhau một cách vô cùng phức tạp như thế này. Một khi cơ chế dẫn đến sự phát triển tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ được làm sáng tỏ, nhiều chiến lược mới ngăn chặn bệnh béo phì sẽ được thử nghiệm, trong đó có chiến lược ngăn chặn quá trình di truyền [bệnh béo phì/ thừa cân] từ mẹ sang con.

Biên soạn bởi: Tun HM, Bridgman SL, Chari R, Field CJ, Guttman DS, Becker AB, Mandhane PJ, Turvey SE, Subbarao P, Sears MR, Scott JA, Kozyrskyj AL, Roles of Birth Mode and Infant Gut Microbiota in Intergenerational Transmission of Overweight and Obesity From Mother to Offspring. JAMA Pediatr. Xuất bản online vào ngày 19 tháng 02, 2018.

Tham khảo: https://www.healio.com/endocrinology/obesity/news/in-the-journals/%7B8df4eada-c682-4a22-a7ae-238ef13422d0%7D/mode-of-birth-may-affect-infant-bmi-at-age-1-and-3-years